Bí quyết học môn Lịch sử
|
Ảnh minh họa
|
Lịch sử là những sự kiện diễn ra trong quá khứ, không thể trực quan được, môn học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay phần lớn là lịch sử về chính trị và chiến tranh với nhiều mốc thời gian và số liệu đang là nỗi “sợ hãi” cho các em học sinh. Để học thuộc và nhớ lâu các sự kiện Lịch sử, các em hãy học theo các sau đây nhé:
Thứ nhất, các em phải chọn thời gian học: thời gian học môn lịch sử “dễ vào” nhất là buổi sáng, từ khoảng 5 giờ đến 9 giờ.
Thứ hai, các em phải chọn không gian: lịch sử là quá khứ nên không thể trực quan được, vì thế với không gian yên tĩnh các em sẽ tưởng tượng được về sự kiện lịch sử qua các kênh chữ trong sách giáo khoa.
Thứ ba, sử dụng sơ đồ nhánh: với sơ đồ này các em sẽ nhanh chóng nắm bắt được các vấn đề trong một giai đoạn hay một chương, những sự kiện trong một bài…sơ đồ này giúp em vừa có khả năng khái quát lại vừa có thể thấy được những sự kiện cụ thể, đặc biệt là thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử với nhau, từ đó nắm được bản chất của vấn đề lịch sử.
Việc học sơ đồ hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài loằng ngoằng và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in. Và hãy nhớ là chỉ viết tóm tắt nội dung chính yếu nhất sau đó dán lên góc học tập hoặc những chỗ dễ thấy để lúc nào cũng có thể đọc nó.
Thứ tư, phải nắm được bố cục của các vấn đề lịch sử. ví dụ; lịch sử về giai đoạn 1930 -1945, thường có bố cục là; tình hình thế giới và trong nước, các hội nghị của Đảng, phong trào cách mạng, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm. Nhưng giai đoạn 1945 – 1954 lại có bố cục khác, vì chương này chủ yếu các em nắm được các chiến thắng lớn trong kháng chiến chống Pháp nên bố cục là; Hoàn cảnh lịch sử, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
Thứ năm, các em nên lập bảng các sự kiện, trong đó có mốc thời gian, nội dung, kết quả, ý nghĩa cơ bản… Sau khi học, em ghi các mốc thời gian ra nhiều tờ giấy nhỏ khác nhau. Mỗi ngày bốc một tờ giấy ghi mốc thời gian rồi nêu sự kiện trong năm đó ra giấy hoặc đọc thuộc lòng, nếu chưa thuộc thì không nên học bài mới mà ôn lại ngay bài đó. Những mốc thời gian thường khó nhớ hơn là sự kiện vì dễ bị nhầm. Do đó em nên liên hệ đến những ngày tháng đặc biệt mà mình biết.( như ngày sinh nhật của em hoặc của người thân ) Khi học đến sự kiện mới có ngày tháng hơi giống sự kiện cũ thì nên liên tưởng đến.
Tuy nhiên, không phải bất cứ mốc thời gian nào cũng phải nhớ, nên bỏ qua những sự kiện, chi tiết vụn vặt, nhớ những mốc lớn, sự kiện có ý nghĩa chiến lược hay bước ngoặt lịch sử.
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG VÀ MONG CÁC EM YÊU THÍCH MÔN LỊCH SỬ.
|